current language
Vietnam có thể hiển thị bằng các ngôn ngữ sau:
hoặc chọn website TÜV Rheinland Việt Nam
translation missing: core_choose_country

Dịch vụ đảm bảo đánh giá toàn diện ESG: Nâng cao báo cáo bền vững của doanh nghiệp

Người đàn ông làm việc trên máy tính xách tay với phông tràn ngập cây cối

TÜV Rheinland là bên thứ ba độc lập với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực ESG, cung cấp dịch vụ đảm bảo báo cáo bền vững của doanh nghiệp.

Là một bên thứ ba độc lập với nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực ESG, TÜV Rheinland có thể cung cấp dịch vụ đảm bảo cho các báo cáo bền vững và ESG của doanh nghiệp.

Chỉ thị mới về Báo cáo phát triển bền vững doanh nghiệp của EU (CSRD) cập nhật sự mở rộng đáng kể các yêu cầu báo cáo về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) liên quan đến chương trình Xanh của EU.

CSRD phải được chuyển đổi thành luật quốc gia trong tất cả các quốc gia thành viên trong vòng 18 tháng, trước ngày 6 tháng 7 năm 2024. Việc chuyển đổi phải được thực hiện trước thời gian áp dụng của chỉ thị kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2024.

CSRD nhằm tăng cường báo cáo bền vững cho các bên liên quan và cải thiện việc tiết lộ thông tin phi tài chính bởi các doanh nghiệp bao gồm việc doanh nghiệp chủ động thực hiện và không vì động cơ tài chính để duy trì sự bền vững của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng phụ thuộc vào một số tiêu chí.

CSRD cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải có được sự đảm bảo hạn chế về thông tin bền vững được tiết lộ. Sự đảm bảo phải được cung cấp bởi một bên thứ ba khách quan, đáng tin cậy và có kinh nghiệm được xác minh dữ liệu.

Liên hệ ngay để được chuyên gia hỗ trợ trong việc đáp ứng các yêu cầu của CSRD!

Chỉ thị Báo cáo phát triển bền vững doanh nghiệp là gì?

CSRD sẽ thay thế Chỉ thị báo cáo phi tài chính (NFRD), mở rộng nghĩa vụ báo cáo và phạm vi các doanh nghiệp sẽ phải báo cáo.

Ngoài ra, CSRD bao gồm việc hình thành các kế hoạch triển khai để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững.

Các doanh nghiệp sẽ cần đưa ra góc nhìn chuyên môn vào các quy trình thẩm định được sử dụng để giải quyết các vấn đề về bền vững và mô tả các tác động tiêu cực thực tế và tiềm năng của hoạt động và chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

Đội ngũ ESG của TÜV Rheinland sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp ở mọi quy mô tuân thủ CSRD:

  • Xây dựng chiến lược và đặt mục tiêu bền vững
  • Đánh giá tính chất quan trọng
  • Tiền đánh giá và đánh giá mức độ sẵn sàng đối với CSRD
  • Tương tác với các bên liên quan và xây dựng năng lực về các chủ đề then chốt
  • Dịch vụ đảm bảo được thực hiện bởi đội ngũ đánh giá độc lập với dịch vụ tư vấn

Đối tượng và thời gian bắt buộc tuân thủ CSRD

Vì tính khác nhau trong quy mô và yêu cầu báo cáo, các doanh nghiệp cần hiểu rõ lộ trình của CSRD

Đánh giá tính chất quan trọng
Lập kế hoạch chiến lược và đặt mục tiêu
Đo lường và thu thập dữ liệu
Báo cáo bền vững minh bạch
Đảm bảo báo cáo bền vững

Việc nhận biết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và ảnh hưởng của chúng đối với doanh nghiệp rất quan trọng, đảm bảo tất cả các bên liên quan và đối tác trong chuỗi giá trị ở các cấp độ khác nhau tham gia vào quá trình đánh giá, đồng thời xem xét các tác động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp.

Đánh giá tính chất quan trọng là một quá trình phức tạp có thể tốn nhiều thời gian và nguồn lực. Các doanh nghiệp cần bắt đầu quá trình này càng sớm càng tốt để đảm bảo sự chuẩn bị cho báo cáo CSRD.

TÜV Rheinland hỗ trợ đáp ứng tất cả các yêu cầu của CSRD.

LIÊN HỆ

Dựa trên kết quả của đánh giá tính chất quan trọng và sự phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDG) cũng như các mục tiêu bền vững khác theo ngành và quốc gia áp dụng, doanh nghiệp nên phát triển một chiến lược bền vững toàn diện và hướng về các mục tiêu tương lai với các mốc cụ thể.

TÜV Rheinland hỗ trợ thực hiện tất cả các yêu cầu của CSRD

LIÊN HỆ

Phương pháp đo lường và báo cáo nên được triển khai để đảm bảo theo dõi tiến độ hiệu quả và tiết lộ dữ liệu hàng năm. Điều này bao gồm các KPI như tính toán khí nhà kính (GHG) và các phạm vi phát thải liên quan.

Theo CSRD, thông tin và dữ liệu ESG được thu thập từ các hoạt động kinh doanh của chính công ty, chuỗi cung ứng và các đối tác kinh doanh.

Thông tin bổ sung được cung cấp bởi dịch vụ carbon bền vững của chúng tôi, có thể được tìm thấy trong mục dịch vụ liên quan.

TÜV Rheinland hỗ trợ đáp ứng tất cả các yêu cầu của CSRD.

LIÊN HỆ

Đối với báo cáo CSRD, các doanh nghiệp nên báo cáo hiệu suất bền vững tổng thể dựa trên các tiêu chuẩn ESRS theo định dạng số. Việc hiểu sâu về các tiêu chuẩn và hướng dẫn ESRS là rất quan trọng để đảm bảo báo cáo hiệu quả và giảm thiểu các khoảng trống.

TÜV Rheinland hỗ trợ đáp ứng tất cả các yêu cầu của CSRD.

LIÊN HỆ

CSRD yêu cầu các doanh nghiệp tìm kiếm xác minh độc lập từ bên thứ ba cho báo cáo, bắt đầu với mức độ đảm bảo hạn chế và dần chuyển sang mức độ hợp lý ở giai đoạn sau. Kết quả của cam kết đảm bảo sẽ cung cấp các ý kiến khách quan từ các nhà thực hành đảm bảo bên thứ ba và thiết lập một cơ sở cho các doanh nghiệp để liên tục cải thiện quy trình tiết lộ thông tin ESG và chất lượng thông tin.

TÜV Rheinland hỗ trợ đáp ứng tất cả các yêu cầu của CSRD.

LIÊN HỆ

TÜV Rheinland đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình tuân thủ CSRD

Chỉ với 5 bước để tuân thủ CSRD.

Dịch vụ đảm bảo của chúng tôi bao gồm đánh giá toàn diện các chỉ số hiệu suất chính (KPI) và các mục được chọn hoặc toàn bộ báo cáo bền vững của doanh nghiệp, cung cấp đảm bảo hạn chế hoặc hợp lý tùy theo nhu cầu.

Với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ thực hiện bản tuyên bố đảm bảo tính phù hợp để đính kèm trong báo cáo bền vững của doanh nghiệp. Báo cáo thể hiện sự đánh giá và xác nhận độc lập của chúng tôi đối với thông tin được cung cấp.

Ngoài ra, chúng tôi cung cấp một báo cáo quản lý nội bộ chi tiết, làm nổi bật các điểm mạnh và điểm yếu chính trong các quy trình cơ bản để tạo điều kiện cho các sáng kiến cải tiến trong tương lai. Chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp cải thiện sự tham gia của các bên liên quan và xây dựng năng lực về các vấn đề then chốt.

Đánh giá của chúng tôi cũng bao gồm việc đánh giá tuân thủ các tiêu chuẩn và hướng dẫn báo cáo liên quan để đảm bảo phù hợp với các phương pháp hay nhất trong ngành.

Câu hỏi thường gặp

Hiển thị tất cả Ẩn tất cả

Sự khác biệt giữa CSRD và ESRS là gì?

ESRS là Tiêu chuẩn Báo cáo Bền vững châu Âu đang được phát triển như một phần của CSRD. CSRD thiết lập khuôn khổ pháp lý và nghĩa vụ báo cáo, trong khi ESRS cung cấp lộ trình cho sự tuân thủ.

Chúng định nghĩa phạm vi và cấu trúc của báo cáo bền vững trong tương lai và cung cấp cho các doanh nghiệp hướng dẫn rõ ràng về việc tiết lộ các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị.

CSRD yêu cầu báo cáo tuân thủ theo ESRS. Các tiêu chuẩn bao gồm yêu cầu chung (ESRS 1), tiết lộ chung (ESRS 2) và 10 bộ tiêu chuẩn cụ thể hơn về các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Tất cả các tiêu chuẩn, trừ ESRS 2, đều phải trải qua đánh giá tính chất quan trọng để đảm bảo các doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề bền vững liên quan.

Sự khác biệt giữa CSRD và ESG là gì?

CSRD là một phần của các yêu cầu báo cáo ESG đối với các tổ chức.

Thỏa thuận xanh châu Âu nhằm mục tiêu làm cho EU trở thành trung lập carbon vào năm 2050 và hướng dòng tiền vào các dự án và doanh nghiệp bền vững. Chương trình toàn diện này cũng bao gồm ba hướng dẫn và quy định quan trọng về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) cho báo cáo bền vững:

  • Thỏa thuận EU Taxonomy
  • Chỉ thị báo cáo phát triển bền vững doanh nghiệp (CSRD)
  • Quy định tiết lộ tài chính bền vững (SFDR)

Ai cần tuân thủ CSRD?

Số lượng doanh nghiệp bị ảnh hưởng sẽ dần tăng dựa trên các tiêu chí khác nhau, được thể hiện trong biểu đồ thời gian.

  1. Ngày 01/ 01/ 2024: Tất cả các doanh nghiệp lớn của EU và ngoài EU niêm yết trên thị trường được quản lý của EU (> 500 nhân viên) đã chịu sự điều chỉnh của NFRD.
  2. Ngày 01/ 01/ 2025: Các công ty lớn khác của EU và ngoài EU niêm yết trên thị trường được quản lý của EU) đáp ứng ít nhất 2 trong 3 tiêu chí:
    - Có hơn 250 nhân viên
    - Doanh thu hơn 40 triệu euro
    - Tổng số dư của bảng cân đối kế toán hơn 20 triệu euro
  3. Ngày 01/ 01/ 2026: Các tổ chức tín dụng nhỏ và không phức tạp và các công ty bảo hiểm phụ thuộc.
    Cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ (bao gồm cả SMEs không có trụ sở tại EU), trừ các doanh nghiệp siêu nhỏ, niêm yết trên thị trường được quản lý của EU bao gồm lựa chọn không tham gia báo cáo CSRD cho đến năm 2029 (tức là ngày hiệu lực của năm 2028).
  4. Ngày 01/ 01/ 2028: Các công ty mẹ ngoài EU với các hoạt động và sự hiện diện đáng kể* trong EU.

*Với doanh thu ròng trên 150 triệu euro tại EU trong mỗi hai năm tài chính liên tiếp và đáp ứng một trong những điều kiện sau: (1) có ít nhất một công ty con tại EU được xem là "tập đoàn" theo quy định của CSRD; (2) có ít nhất một công ty con niêm yết trên thị trường được quản lý của EU; (3) có một chi nhánh tại EU với doanh thu ròng năm trước trên 40 triệu euro.

Tìm hiểu thêm về ESG

Dịch vụ khác

Dịch vụ đảm bảo ESG

Dịch vụ carbon bền vững

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ với chúng tôi

Trang dịch vụ đã xem