Nhân viên của chúng tôi khi đánh giá sản phẩm hoặc hệ thống quản lý cho mục đích chứng nhận không được tham gia tư vấn hoặc tư vấn kỹ thuật cho những sản phẩm này. Các tiêu chuẩn kiểm định nghiêm cấm việc kiểm tra sản phẩm bởi các cơ quan của khách hàng (bởi chính khách hàng hoặc cơ quan phụ thuộc, hoặc cơ quan khác có liên quan đến việc thiết kế, sản xuất hoặc bán sản phẩm sẽ được chứng nhận).
Tập đoàn TÜV Rheinland mong muốn toàn bộ nhân viên hành động một cách đạo đức và vô tư nhằm duy trì danh tiếng của tập đoàn về tính chuyên nghiệp cũng như vì lợi ích lâu dài của Công ty và xã hội. Nhân viên của Công ty, dù là nhân viên chính thức hay không chính thức, phải báo cáo mọi xung đột lợi ích giữa bản thân và Công ty. Các tổ chức chứng nhận của chúng tôi sẽ sử dụng thông tin này để xác định các mối đe dọa đối với sự công bằng, phát sinh bởi các hoạt động của các nhân viên đó hoặc bởi các tổ chức sử dụng họ.
Chúng tôi sẽ không sử dụng nhân sự (chính thức hoặc không chính thức) hoặc mua sản phẩm / dịch vụ từ Khách hàng trực tiếp, cho đến khi chúng tôi có thể chứng minh rằng các rủi ro hoặc mối đe dọa đối với sự vô tư (xem bên dưới) đã giảm xuống mức chấp nhận được.
Tôn Thất Kiêm
Tổng Giám Đốc
Công ty TNHH TÜV Rheinland Việt Nam
(Trích dẫn từ ISO / IEC 17021-1 cho các dịch vụ hệ thống quản lý; Trên nguyên tắc áp dụng cho tất cả các dịch vụ của chúng tôi)
4.2 Khách Quan
4.2.1. Điều cần thiết đối với tổ chức chứng nhận là phải khách quan và được cảm nhận là khách quan để đưa ra chứng nhận mang lại sự tin cậy. Điều quan trọng là tất cả nhân sự nội bộ và bên ngoài đều nhận thức được sự cần thiết đối với tính khách quan.
4.2.2. Phải thừa nhận rằng, nguồn thu nhập của tổ chức chứng nhận là do khách hàng trả cho việc chứng nhận và đó là nguy cơ tiềm ẩn đối với tính khách quan.
4.2.3. Để đạt được và duy trì sự tin cậy, điều thiết yếu là các quyết định của tổ chức chứng nhận phải dựa trên bằng chứng khách quan về sự phù hợp (hay không phù hợp) mà tổ chức chứng nhận thu được và các quyết định của tổ chức chứng nhận không bị ảnh hưởng bởi các lợi ích hoặc các bên quan tâm khác.
4.2.4. Các nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan bao gồm, nhưng không giới hạn ở:
a) Tư lợi: nguy cơ nảy sinh từ cá nhân hoặc tổ chức hành động vì lợi ích riêng của mình. Trong hoạt động chứng nhận, tính tư lợi về tài chính là nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan.
b) Tự xem xét: nguy cơ nảy sinh từ việc chính cá nhân hoặc tổ chức xem xét công việc mình thực hiện. Khi đánh giá hệ thống quản lý của khách hàng mà tổ chức chứng nhận cung cấp hoạt động tư vấn về hệ thống quản lý cũng có thể là một nguy cơ tự xem xét.
c) Thân quen (hoặc tin tưởng): nguy cơ nảy sinh từ cá nhân hoặc tổ chức quá quen thuộc hoặc tin tưởng vào người khác thay cho việc tìm kiếm bằng chứng đánh giá.
d) Bị đe dọa: nguy cơ nảy sinh từ cá nhân hoặc tổ chức có cảm nhận bi ép buộc công khai hoặc kín đáo, như nguy cơ bị thay thế hoặc báo cáo với người giám sát.
5.2.9. Tổ chức chứng nhận không được tiếp thị hoặc chào hàng các hoạt động của mình cùng với các hoạt động của tổ chức tư vấn hệ thống quản lý. Tổ chức chứng nhận phải có hành động điều chỉnh các tuyên bố không thích hợp của mọi tổ chức tư vấn nêu hoặc ám chỉ rằng việc chứng nhận có thể đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng hơn hoặc chi phí thấp hơn khi sử dụng tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận không được tuyên bố hoặc ám chỉ rằng việc chứng nhận có thể đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng hơn hoặc chi phí thấp hơn nếu sử dụng tổ chức tư vấn xác định.
(Trích dẫn từ ISO / IEC 17021-1 cho các dịch vụ hệ thống quản lý; Trên nguyên tắc áp dụng cho tất cả các dịch vụ của chúng tôi)
4.2 Khách Quan
4.2.1. Điều cần thiết đối với tổ chức chứng nhận là phải khách quan và được cảm nhận là khách quan để đưa ra chứng nhận mang lại sự tin cậy. Điều quan trọng là tất cả nhân sự nội bộ và bên ngoài đều nhận thức được sự cần thiết đối với tính khách quan.
4.2.2. Phải thừa nhận rằng, nguồn thu nhập của tổ chức chứng nhận là do khách hàng trả cho việc chứng nhận và đó là nguy cơ tiềm ẩn đối với tính khách quan.
4.2.3. Để đạt được và duy trì sự tin cậy, điều thiết yếu là các quyết định của tổ chức chứng nhận phải dựa trên bằng chứng khách quan về sự phù hợp (hay không phù hợp) mà tổ chức chứng nhận thu được và các quyết định của tổ chức chứng nhận không bị ảnh hưởng bởi các lợi ích hoặc các bên quan tâm khác.
4.2.4. Các nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan bao gồm, nhưng không giới hạn ở:
a) Tư lợi: nguy cơ nảy sinh từ cá nhân hoặc tổ chức hành động vì lợi ích riêng của mình. Trong hoạt động chứng nhận, tính tư lợi về tài chính là nguy cơ ảnh hưởng đến tính khách quan.
b) Tự xem xét: nguy cơ nảy sinh từ việc chính cá nhân hoặc tổ chức xem xét công việc mình thực hiện. Khi đánh giá hệ thống quản lý của khách hàng mà tổ chức chứng nhận cung cấp hoạt động tư vấn về hệ thống quản lý cũng có thể là một nguy cơ tự xem xét.
c) Thân quen (hoặc tin tưởng): nguy cơ nảy sinh từ cá nhân hoặc tổ chức quá quen thuộc hoặc tin tưởng vào người khác thay cho việc tìm kiếm bằng chứng đánh giá.
d) Bị đe dọa: nguy cơ nảy sinh từ cá nhân hoặc tổ chức có cảm nhận bi ép buộc công khai hoặc kín đáo, như nguy cơ bị thay thế hoặc báo cáo với người giám sát.
5.2.9. Tổ chức chứng nhận không được tiếp thị hoặc chào hàng các hoạt động của mình cùng với các hoạt động của tổ chức tư vấn hệ thống quản lý. Tổ chức chứng nhận phải có hành động điều chỉnh các tuyên bố không thích hợp của mọi tổ chức tư vấn nêu hoặc ám chỉ rằng việc chứng nhận có thể đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng hơn hoặc chi phí thấp hơn khi sử dụng tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận không được tuyên bố hoặc ám chỉ rằng việc chứng nhận có thể đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng hơn hoặc chi phí thấp hơn nếu sử dụng tổ chức tư vấn xác định.